Nhờ phát huy tốt các bài thuốc y học cổ truyền đã mang lại hiệu quả điều trị cao, tạo sự hài lòng cho người bệnh. Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN
Nỗ lực kế thừa di sản
Được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ đặt nền móng vững chắc cho y học cổ truyền nước nhà mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc ra cộng đồng quốc tế, khẳng định tầm vóc của ông trong lịch sử y học trong nước và thế giới. Với trí thông minh hơn người lại cẩn trọng trong công việc, Hải Thượng Lãn Ông đã phát hiện những kiến thức mới về y học, sinh lý học, dược học. Dựa trên thực tế dược liệu Việt Nam, ông đã có những sáng tạo độc đáo, tạo nên nhiều bài thuốc quý hiếm, chữa bệnh cứu người thành công. Đại danh y đã phát hiện 305 vị thuốc nam; sưu tầm, thu thập 2.854 vị thuốc nam hay của các bậc tiền bối, nhất là Nam dược của Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Sau khi mất, Đại danh y Lê Hữu Trác được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc “Y thánh của Việt Nam”. Ngày 21/11/2023, Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025”, trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Mai Hương, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh chia sẻ: Là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh trên quê hương của Đại danh y Lê Hữu Trác, vừa là niềm tự hào vừa là nỗi trăn trở để phát huy được hết những giá trị, những di sản quý báu mà Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho hậu thế. Vì thế, suốt nhiều năm qua, mỗi một cán bộ nhân viên bệnh viện luôn thầm nhuần y đức, y đạo, y thuật của Đại danh y, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn. Bệnh viện luôn lấy 9 Điều y huấn cách ngôn luôn là kim chỉ nam cho hành động.
Thời gian qua, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh đã ứng dụng và kết hợp y học hiện đại vào công tác khám, chữa bệnh nhưng vẫn giữ vững và phát huy thế mạnh của y học cổ truyền trong điều trị; xây dựng nhiều bài thuốc nam bằng nguồn dược liệu sẵn có trên địa bàn; qua đó làm phong phú các bài thuốc quý trong chữa bệnh nhằm thực hiện tốt phương châm “Nam dược trị nam nhân”.
Chất lượng điều trị ngày càng nâng cao, mỗi năm bệnh viện điều trị cho trên 10.000 lượt bệnh nhân nội trú, D oán X S bình dng ngày 18 trong đó nhiều diện bệnh là thế mạnh của bệnh viện như: Điều trị di chứng tai biến mạch máu não, cp l gan min bc liệt do các nguyên nhân khác, D oán X S Vnh Long ngày 19 bệnh lý xương khớp, thần kinh ngoại vi…
Bà Nguyễn Thị Đào, 78 tuổi (trú tại Đà Lạt) khi về quê ngoại thăm gia đình thì được người em giới thiệu đến điều trị bệnh xương khớp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh. Bà Đào chia sẻ: Đến nay, sau 2 đợt điều trị 25 ngày bằng các phương pháp y học cổ truyền tại đây, sức khỏe của bà đã được cải thiện hơn rất nhiều. Bệnh viện không chỉ sạch sẽ, chuyên môn giỏi mà thái độ phục vụ cũng rất tận tâm, xứng danh “thầy thuốc là mẹ hiền”.
Công tác Dược cũng được Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh chú trọng phát triển. Nhiều bài thuốc cổ phương được sử dụng có hiệu quả tại bệnh viện như Lục vị, Bát vị, Bổ trung ích khí, Thiên ma câu đằng ẩm, Độc hoạt tang ký sinh.. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài khoa học để tạo ra các sản phẩm có giá trị chữa bệnh cao từ nguồn nguyên liệu thuốc nam sẵn có trên địa bàn do bệnh viện chủ trì được ngành y tế Hà Tĩnh đánh giá cao và là bệnh viện dẫn đầu toàn ngành về số lượng đề tài cấp tỉnh được nghiệm thu.
Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám,Go 88 nét chữa bệnh
Tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại đã và đang được thực hiện hiệu quả. Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN
Theo Sở Y tế Hà Tĩnh, không chỉ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh, tại các cơ sở khám chữa bệnh khác trong tỉnh Hà Tĩnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện phục hồi chức năng và 100% bệnh viện/trung tâm y tế tuyến huyện đều có khoa y dược cổ truyền - vật lý trị liệu và phục hồi chức năng; 90% trạm y tế có hoạt động kết hợp khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền và y học hiện đại; 98% trạm y tế xã có vườn thuốc nam.
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 26 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 105 tổ chẩn trị y học cổ truyền cấp phường, xã. Chất lượng công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại đang ngày càng được ngành chú trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại đã và đang được thực hiện hiệu quả. Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh: Với lợi thế là một khoa thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh, khoa có các trang thiết bị của y học hiện đại để khám bệnh, sử dụng các kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh và các phương pháp khám bệnh khác để chẩn đoán bệnh. Nhờ phát huy tốt các bài thuốc y học cổ truyền kết hợp các kỹ thuật như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông hơi thuốc và vật lý, trị liệu, phục hồi chức năng nên mang lại hiệu quả điều trị cao, tạo sự hài lòng cho người bệnh.
Anh Trương Quang Toàn, 27 tuổi, trú tại thành phố Hà Tĩnh bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, sau hơn một tháng điều trị tại Khoa Y học cổ truyền của bệnh viện, đến nay các triệu chứng đã đỡ được 90%. Anh Toàn chia sẻ: "Sau khi thăm khám, được các bác sĩ tiến hành châm cứu kết hợp dùng các bài thuốc nam, kết hợp xoa bóp và tập các bài tập phục hồi chức năng, đến nay bệnh đã giảm rõ rệt".
Thời gian tới, ngành Y tế Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tập trung phát triển toàn diện y dược cổ truyền, tăng cường kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó tập trung đẩy mạnh nghiên cứu các bài thuốc cổ truyền; khuyến khích sử dụng thuốc/bài thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu được nuôi trồng trong nước trong khám chữa bệnh; nghiên cứu về tính vị và tác dụng theo y học cổ truyền của các vị thuốc nam, thuốc dân gian, bài thuốc kinh nghiệm được xác định theo y học cổ truyền và y học hiện đại có tác dụng trong điều trị một số bệnh, chứng bệnh; nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để bào chế các bài thuốc y học cổ truyền dưới dạng bào chế hiện đại...
Bên cạnh đó, ngành cũng chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển y dược cổ truyền và kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Tiếp tục chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư trang thiết bị cho Bệnh viện Y học cổ truyền, ưu tiên dành nguồn lực cho công tác phát triển y tế cơ sở thuộc lĩnh vực y, dược cổ truyền.
Trang Trước:Bảo mẫu đánh 3 em bé bị tạm giữ
Trang Sau:Thêm một trường hợp tử vong do bệnh dại ở Bà Rịa - Vũng Tàu